CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂN TUẦN XXXIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 19,41-44
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Kh 5, 1-10
Tôi thấy trong tay hữu Đấng ngự trên ngai một cuốn sách viết cả trong lẫn ngoài niêm bay ấn.
Chìa khoá để giải thích biểu tượng về “cuốn sách đóng kín và niêm ấn” nằm ở sách Ezéchiel 2, 9-10: “Đấng cầm cuốn sách niêm ấn”. Người là Đấng duy nhất biết rõ bí mật của lịch sử.
Cuốn sách của lịch sử thế giới, cuốn sách của việc tạo thành, của việc cứu chuộc, cuốn sách của thời gian… đều ở trong tay Thiên Chúa!
Tôi gợi lại lịch sử riêng của tôi và lịch sử đương thời: các cuộc biến chuyển lớn lao hiện tại, các cuộc thay đổi nền văn minh và văn hoá, các cuộc biến chuyển của Hội Thánh.
Ai xứng đáng mở cuốn sách và tháo ấn niên không ? không có ai xứng đáng cả, ở trên trời, ở dưới đất. Và tôi đã khóc nức nở vì không có ai được coi là xứng đáng mở cuốn sách và nhìn vào đó.
Gioan than vãn và khóc nức nở thay cho Hội Thánh bị bắt bớ vào thời ấy, ông tự hỏi các biến cố mà Hội Thánh đang chịu đựng có ý nghĩa gì.
Chúng ta cũng thế, nhiều lần cũng xôn xao: ai có thể nói rõ cho ta ý nghĩa cuộc đời? Biến cố ấy có ý nghĩa gì? Các sự việc ấy sẽ dẫn chúng ta về đâu? Tương lai con cái tôi sẽ ra sao? Tương lai nghề nghiệp chúng ta ? Tương lai của Hội Thánh.
Một trong các vị kỳ mục mới bảo tôi: “Đừng khóc nữa. Sư tử xuất thân từ chi tộc Giuđa đã chiến thắng, chồi non của Đavid sẽ mở cuốn sách và bảy ấn, niên phong… Ở trước ngai, một con chiên, đứng thẳng trông như thế đã bị giết: Chiên con đã lãnh cuốn sách…
Hai hình mâu thuẫn chồng chất nhau: “Con sư tử” tượng trưng Đấng Mesia ( St 49, 9-12) từ mật mã, nhưng ai biết Kinh Thánh thì rất dễ hiểu.. ”con chiên” cũng tượng trưng cho Đấng Mesia theo như toàn bộ Tân ước diễn tả.
Đúng vậy, chính Đức Kitô chịu sát tế, à là người chiến thắng. Đấng duy nhất có thể nói cho chúng ta hiểu ý nghĩa về cuộc sống. Lịch sử nhân loại lấy ý nghĩa duy nhất và dứt khoát trong Đức Giêsu Kitô : Người thật là chìa khoá của lịch sử thế giới. Không có g, thế giới không còn ý nghĩa. Không có Người toàn thể tạo thành trở nên một cuốn sách “viết cả trong lẫn ngoài” nhưng bí hiểm, không đọc được, không hiểu được.
Người xứng đáng lãnh nhận cuốn sách và mở ấn niên phong, vì Người đã bị giết: Người đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc, ngôn ngữ, mọi dân và mọi nước…
Nhân loại không tiến về cõi hư vô, sự chết, về các thảm hoạ, nhưng hướng về “phần rỗi”, việc “cứu chuộc”, về “cuộc sống cho Thiên Chúa, gần Thiên Chúa” của mọi người từ bốn phương trời, của mọi sắc tộc, mọi nền văn hoá.
Con chiên đã đổ máu ra cho nhân loại. Không có tình yêu nào cao cả hơn.
Người cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta và họ sẽ làm chủ mặt đất này.
Đây là ý nghĩa ! Những con người làm “vua”, “cai trị mặt đất”, “làm chủ và khắc phục nó”... những người “tư tế” ca ngợi và “dâng hiến lễ vật cho Thiên Chúa khắp mọi nơi chốn”, dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Và tất cả điều đó đều bắt nguồn từ lễ hiến tế của Đức Giêsu. Phải chăng đó là ý nghĩa của đời tôi?
Bài đọc II: 1 Mcb 2, 15-29
Vị tử đạo không phải là kẻ cuồng tín. Đây không phải là một kẻ được tâng bốc. Chúng ta sẽ bị cám dỗ để coi những trình thuật này như những trang viết về thuyết tôn giáo cuồng tín. Còn hơn các đức tin và chính trị liên hệ với nhau…người ta lấy khí giới để cải hoá người khác hay để tự vệ… nhưng đừng quá vội xét đoán. Sự cố chấp của họ cũng là một sự trung thành với một sứ điệp đã lãnh nhận.
Đây không phải là một sự bảo vệ lấy ‘mình”, lấy “các truyền thống”, “các thói tục” của mình ( cả các điều đó thường có vẻ như vậy): những người chống lại thuyết Hylạp của Antiôchô không phải là những bậc Thầy của sứ điệp họ thông đạt..nhất là họ không muốn bảo đảm sự cứu thoát riêng của họ… họ là các “chứng nhân”. Đó là ý nghĩa của từ Hy Lạp “martyr”.
Lạy Chúa xin giúp chúng con khi chúng con phải bảo vệ sự toàn vẹn của đức tin, đừng tế nhị bảo vệ “địa vị cá nhân”, “cách nhìn”, về “thói suy nghĩ ” của chúng con… và còn tồi tệ hơn, các mối lợi phàm nhân mà Đức tin mang lại cho chúng con. Lạy Chúa, xin đặt chúng con trong sự khiêm tốn, xin làm cho chúng con biết lãnh nhận sứ điệp của Chúa.
Bực mình vì những hành vi thuộc quyền lực nhà vua nhằm xoay đổi dân Do-thái xa rời đức tin. Matthia, thủ lãnh của một gia đình tư tế quan trọng kêu gọi các kẻ trung tín “chống cự” và rao truyền “cuộc thánh chiến”.
Phải đây là hình thức “bạo động” mà thời đó đã chọn để chiến đấu cho chân lý và công bình.
Cả HÔM NAY nữa, nhiều Kitô hữu cũng quả quyết là họ bị dồn đến bạo động để làm phát sinh công bình.
Bạo động, chiến tranh tự nó không thể là mục đích. Hẳn mình sẽ trở thành “đao thủ”, và “sát nhân”…sau khi đã trách cứ những người như thế. Nhưng người ta hiểu rằng một vài hoàn cảnh cực đoan có thể đưa tới những cực đoan này, và tới những hoàn cảnh khó khăn và bí ẩn.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con hiểu biết nhau.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết khám phá ra ý nghĩa mối phúc của Chúa: “Phúc cho những ai kiến tạo an bình”. Xin cho những ai bênh vực “bạo lực” được sống cái phúc này trong đường lối và những tính toán của Tin Mừng.
Xin cho mọi người ý thức về công bình và chân lý… lẫn ý thức về tình yêu và an bình.
Nếu ông thi hành lệnh nhà vua, ông sẽ được nhà vua ban cho vàng bạc và ân huệ khác.
Sự thoả hiệp với các hoàn cảnh bất công sẽ đưa tới những sự đổi chác, những “bình rượu” này. Bạc tiền ! tên làm các lương tâm rửa thối.
Cho dầu mọi dân tộc đều tuân lệnh vua Antiôcô, mọi người đều chối bỏ lề luật của cha ông mà vâng lệnh nhà vua, phần tôi là con cái anh em tôi, chúng tôi vẫn tuân theo lề luật cha ông chúng tôi…
Nếu có thánh chiến, động lực thuộc về tôn giáo. Đây nó về sự trung thành với Chúa … ”đi theo giao ước”.. liên kết với Thiên Chúa. Thực hiện ý Chúa.
Và thực hiện điều này, bất kể sức lôi cuốn quanh mình “dầu mọi người chối bỏ Thiên Chúa”.
Đây là hoàn cảnh tương tự, trong đời tôi?
Họ trốn lên núi, bỏ lại trong thành mọi tài sản họ có.
Đây là chứng cớ quyết liệt rằng, họ không bảo vệ những nguồn lợi đã có. Họ vào bưng. Họ từ bỏ cuộc sống ấm êm. Vì trung thành với Chúa.
BÀI TIN MỪNG: Lc 19, 41-44
Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành.
Cuộc hành trình lên Giêrusalem đã hoàn tất.
Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã leo hai mươi cây số đường dốc. Tới Bêtania, chính Người tổ chức một cuộc rước lá khải hoàn cách giản dị ( Lc 19, 29-40).
Cả Luca, Maccô, Matthêu đều tường thuật quang cảnh nằm trong khuôn khổ biến cố này.
Tư thế cao của Batania, người ta nhìn bao quát cảnh sắc lộng lẫy của Giêrusalem: thành phố tráng lệ sừng sững ở đó, trải dài dưới chân ta.. những ngôi nhà kề sát nhau trên bức tường đá được phân ranh giới bởi thung lũng Xêdơron và Ghêhena… những tường vững chắc che đỡ thành, mà người ta thường nói “khó có thể xâm chiếm được!” đền thờ Thiên Chúa hằng sống, ở trung tâm Giêrusalem, rực rỡ với những hàng cột đá bằng đá cẩm thạch, và mái bằng vàng ròng.
Xuất phát từ điểm đó, đoàn người hành hương cất bước, lòng hăng say, miệng vang lên khúc hát Thánh Vịnh 121: “Tôi vui mừng, khi người ta nói cùng tôi: nào ta đi về nhà Thiên Chúa. Chân ta dừng nơi cửa thành ngươi, hỡi Giêrusalem ! Giêrusalem hỡi, ngươi được xây lên như một thành nhất khối liền nhau… ước gì “bình an” trong thành luỹ ngươi, yên hàn nơi lầu gác của nhà ngươi. Vì thân bằng cố hữu của ta, ta muốn nói lên: “Bình an cho ngươi”. Vì nhà của Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ta cầu phúc cho ngươi”.
Đó là những lời ca mà Đức Giêsu đang nghe người ta hát lên quanh Người.
Đức Giêsu khóc thương...
Tôi chiêm ngắm Người. Tôi ngắm nhìn những giọt nước mắt chảy trên gò má, và đôi môi mấp máy đầy cảm động, như muốn dừng lại, không đi tới đó nữa.
Những giọt lệ đó biểu lộ nỗi bất lực của Đức Giêsu.
Người đã cố gắng “hoán cải” Giêrusalem, nhưng thành này toàn bộ đã chống lại và chối bỏ Người : trong một vài ngày nữa, Người sẽ bị xét xử, rồi sẽ bị kết án và hành quyết tại đó…
Phải chi ngày hôm nay người ta nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi.
Đây là lời chúc của Thánh Vịnh. Đó cũng là tên gọi của Giêrusalem : “Thành an bình”.
Đức Giêsu biết rằng, Người mang đến nỗi hân hoan, niềm vui và an bình cho con người.
Nhưng Người đề cao tự do của con người và tôn trọng sự chọn lựa của họ : người khóc và chấp nhận than thở hơn là biểu lộ quyền năng của Người…”Phải chi người cũng nhận ra…”
Nhưng hiện giờ mắt ngươi không thấy được.
Sự vô tín của Giêrusalem, là biểu tượng cho tất cả thái độ không tin tưởng khác. Sự vô tín của thời đại đó, là sự biểu tượng cho sự không tin tưởng của mọi thời đại…Giêrusalem bị mù loà : nó đã không “nhìn” thấy dấu chỉ của Thiên Chúa. Nó đã không biết nhận ra giờ phút trọng đại được hiến tặng cho mình trong Đức Giêsu Kitô.
Đấng mang đến sự bình an, nó sẽ đóng đinh Người mấy ngày sắp tới.
Người không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.
Kiểu diễn tả đầy âu yếm và cảm kích biết bao!
Đó là thời điểm “hẹn hò” yêu thương giữa Thiên Chúa và nhân loại. Cuộc viếng thăm duy nhất, đáng ghi nhớ này, diễn tả trong thành “có một không hai” trên toàn diện địa cầu.
“ Hỡi Giêrusalem ngươi đã không đến gặp gỡ !”nhưng còn tôi, hôm nay, tôi có sẵn sàng đón tiếp Thiên Chúa đến “viếng thăm” không?
Tôi cũng bỏ lỡ biết bao cuộc hẹn gặp của Thiên Chúa, vì thiếu chú ý, vì khiếm khuyết, vì tình trạng mù lòa thiêng liêng…trong khi rất bẩm biu với mọi thứ sự việc khác.
Sẽ có những ngày ngươi bị quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ tiêu diệt ngươi và con cái đang ở với ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào.
Khi Luca ghi lại, thì sự việc đó đã được thực hiện: năm 70, quân đội của Kitô đã tàn phá bình địa thành…thành phố đẹp đẽ mà Đức Giêsu ngắm nhìn ngày đó, với đôi mắt mờ lệ.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Đức Giêsu thương tiếc thành Giêrusalem.
HOÀN CẢNH:
Cuộc hành trình đi Giêrusalem được kết thúc bằng một cuộc khải hoàn long trọng tiến vào thành Giêrusalem (19,29-40). Nhưng khi đến gần, nhìn thấy thành Giêrusalem Chúa thấy trước thành này sẽ bị tàn phá, cũng là báo trước cuộc phán xét trong ngày cánh chung, nên Chúa thốt lên những lời than tiếc cho Giêrusalem.
Ý CHÍNH:
Đoạn Tin Mừng hôm nay ghi lại những lời Đức Giêsu thương tiếc thành Giêrusalem.
TÌM HIỂU:
41-42 ”...Phải chi hôm nay...”
Đức Giêsu than tiếc dân thành Giêrusalem rằng ước chi ngày hôm nay, tức ngày chúa khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem, dân trong thành(chỉ người Do Thái ) nhận biết người là Đấng Cứu Thế đem lại an bình, tức là ơn cứu độ mà Chúa sắp thực hiện qua cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Người.Nhưng hiện giờ, tức là lúc Chúa chưa chịu chết, thì người Do Thái đang bị ước vọng về một Đấng Cứu Độ oai nghi oanh liệt và chiến thắng theo kiểu trần gian che khuất, nên đã không nhận ra người là Đấng Cứu Thế chiến thắng bằng cái chết trên thập giá.
33-34 ”Thật vậy, sẽ tới những ngày...”:
Đức Giêsu báo trước về hình phạt Giêrusalem phải chịu vì tội không nhận biết về tiếp đón Người. lời loan báo có tính cách tiên tri này đã xảy ra vào năm 70, do quân Roma tàn phá thành Giêrusalem.
Lời loan báo này một đàng cảnh tỉnh những kitô hữu đang sống cuộc đời phản nghịch phẩm giá và bổn phận của người kitô hữu; đàng khác cũng nhắn nhủ mọi kitô hữu phải tỉnh thức sẵn sàng chờ đón Chúa đến trong giờ chết của mình.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Nhìn vào Chúa Giêsu:
a) Qua việc Chúa làm:
Chúa Giêsu lên Giêrusalem chịu chết để chuộc tội cho nhân loại, trong đó có người Do Thái, nhưng Chúa biết trước dân Do Thái từ chối Người.
Noi gương Chúa, chúng ta sẵn sàng làm việc từ thiện bác ái hay phục vụ tha nhân, dù biết rõ tha nhân vô ơn, phản bội... đó là tính cách bác ái vô vị lợi và vị tha của tinh thần đạo công giáo.
Chúa Giêsu thương tiếc dân thành Giêrusalem vì người thất trước hình phạt sẽ giáng xuống trên họ.
Thiên Chúa yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng ta sa ngã phạm tội, từ chối Chúa. cảm nghiệm tình thương yêu quảng đại của Chúa như vậy, chúng ta ý thức mình là kẻ tội lỗi, cần phải mau mắn sám hối để biến đổi cuộc sống cho phù hợp với hồng ân quảng đại tha thứ của Chúa.
b) Qua lời Chúa nói:
“Phải chi hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươí!”
phải chi hôm nay, chúng ta biết nhận ra ơn Chúa: ơn phần hồn hay phần xác, ơn Chúa đang hiện diện và mời gọi chúng ta, để chúng ta nhận biết Chúa và sống theo Chúa cách trọn vẹn hơn.
“Nhưng hiện giờ điều ấy còn bị che khuất mắt ngươi không thấy được!”
Chúng ta đang bị các dục vọng của xác thịt, bị các đam mê về vật chất và danh vọng, và bị những lôi cuốn của thế gian...che khuất con mắt đức tin và tiếng gọi của lương tâm công chính, khiến chúng ta không đáp lại cho ơn Chúa cho phải lẽ.
2. Nhìn vào dân Do Thái:
Họ từ chối Chúa Giêsu vì họ thấy người không như ý họ nghĩ và muốn!
Sở dĩ chúng ta xa Chúa, bỏ Chúa và phản bội Chúa qua những tội lỗi của mình, là vì chúng ta không thấy Chúa như ý mình muốn, nghĩa là đòi hỏi Chúa hơn là để Chúa đòi hỏi mình.
Dân Do Thái hãnh diện về đền thờ Giêrusalem nguy nga đồ sộ. Nhưng đền thờ đó sẽ có ngày sụp đổ tan tành không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào. Đó là năm 70, quân Roma đến tàn phá bình địa đền thờ Giêrusalem.
Rút kinh nghiệm, chúng ta đừng nhẹ dạ tin tưởng vào bất cứ quyền lực nào ở trần gian vì mọi sự sẽ qua đi, nhưng hãy tin vào Thiên Chúa, đấng vô thuỷ vô chung, phép tắc vô cùng, trọn tất trọn lành và ở khắp mọi nơi.
Chúa Giêsu loan báo Giêrusalem sẽ bị tàn phá vì tội không nhận biết giờ Thiên Chúa đến viếng thăm!
Thiên Chúa đến viếng thăm chúng ta qua những ơn phần hồn, phần xác, nhất là những ơn qua các bí tích. Chúng ta phải mau mắn đón nhận cách ý thức và thành tâm để sống trong cuộc sống thường ngày những ơn ấy.
3. Thân phận đen tối của dân thành Giêrusalem cũng chính là thân phận đáng thương của mỗi người chúng ta. Thiên Chúa đã yêu thương và tuyển chọn chúng ta làm con Chúa, và nhất là được mời gọi trở thành của riêng Chúa trong đời sống thánh hiến. nhưng chúng ta lại quay lưng với tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta vẫn phản bội Chúa bằng đời sống tội lỗi, với những đam mê qua xác thịt, thế gian và ma quỷ...
Trong thâm tình của những tuần lễ cuối năm phụng vụ, chúng ta hãy sám hối, chúng ta hãy thành tâm kiểm điểm đời sống để trở về với tình yêu của Chúa. Nhất là giờ đây chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn đón nhận Chúa sẽ đến thăm chúng ta nơi bàn tiệc Thánh của Người.